2017年03月

Mất răng số 6 và bạn đang có nhu cầu áp dụng kỹ thuật trồng răng giả để thay thế răng bị mất nhưng bạn đang băn khoăn không biết nên chọn kỹ thuật nào tốt nhất như : cấy ghép răng implant, cầu răng và hàm tháo lắp. Những thông tin mà nha khoa KIM chia sẽ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.


Việc bị mất răng tác động đến sức khỏe răng miệng và khả năng ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bị mất răng. Và răng hàm số 6 là vị trí có vai trò quan trọng trong ăn nhai do đó việc bị mất răng số 6 bạn nên dùng cách trồng răng để giảm thiểu những biện chứng có thể xảy ra sau khi bị mất răng.

Mất răng hàm số 6 có nên làm cầu răng hay không?

Phương pháp làm cầu răng có thể khắc phục được tình trạng mất răng, đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai nhưng về cơ bản thì cấy ghép implant vẫn là giải pháp tối ưu nhất cho răng số 6 bị mất bởi những lý do sau đây:

– Không xâm lấn đến răng thật: Làm cầu răng sẽ cần 3 răng sứ cho 1 răng số 6 bị mất để tạo thành một dải cầu răng. Phương pháp này có yêu cầu là cần phải mài cùi răng thật kế bên để làm trụ đỡ cho cầu răng và hai răng kế bên đó phải khỏe mạnh và không bệnh lý. Tuy nhiên, việc mài cùi răng này sẽ gây xâm lấn đến răng và do đó về lâu dài sẽ không có lợi cho sức khỏe răng miệng, nhất là răng số 7 và răng số 5 cũng là răng hàm đóng vai trò ăn nhai chính.

Làm implant sẽ dùng trụ titan cấy thẳng trực tiếp vào chân răng lắp răng sứ lên trên, tức là có khả năng thay thế hoàn hảo cho một răng thật mà không tác động đến các răng kế cận, không xâm lấn đên cấu trúc thực của răng.

Nếu như làm cầu răng chỉ có thể phục hình được một số vị trí răng mất nhất định thì làm implant có thể phục hình được mọi vị trí mất răng.

– Hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm: Làm cầu răng chỉ có thể phục hình cho răng ở bên trên mà không có chân răng, do đó dần dần phần xương hàm sẽ bị tiêu hõm đi. Trong khi đó, làm implant sẽ cấy trụ làm xương hàm, giúp đảm bảo lực nhai ổn định, do đó mật độ xương được duy trì mà không bị tiêu biến đi, giữ cho khuôn mặt không bị già nua.

– Độ bền chắc cao: Rõ ràng về lâu dài thì làm implant sẽ có độ bền chắc rất cao, có thể duy trì tới 20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt. Trong khi đó, làm cầu răng tuy chi phí thấp hơn nhưng độ bền chắc chỉ duy trì được chục năm, dần dần răng thật bị mài cùi sẽ trở nên yếu đi và nếu hai răng mài cùi đó bị bệnh lý thì cầu răng sẽ không thể ăn nhai ổn định.


Nếu như còn thắc mắc nào liên quan thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo tổng đài 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!

Hiện nay, trám răng thẩm mỹ được xem là một trong những giải pháp phục hình răng xấu hiệu quả nhất, đem lại độ bền khá tốt và tiết kiệm hơn so với phương pháp bọc răng sứ. Vậy bạn đã biết kỹ thuật trám răng thẩm mỹ là gì và được thực hiện như thế nào chưa ?


Kỹ thuật trám răng thẩm mỹ là phương pháp dùng vật liệu trám để khối phục lại tính thẩm mỹ cho những trường hợp răng xấu như răng thưa, răng vỡ mẻ, răng bị mòn men hoặc xỉn màu quá mức mà không thể khôi phục được theo cách tẩy trắng thông thường.


Nếu như trám bạc với vật liệu amalgam có độ bền chắc khá cao nhưng lại khiến chỗ trám xỉn đen thì trám răng thẩm mỹ đem lại hiệu quả thẩm mỹ khá cao và hầu như không khác so với răng thật là mấy nên giúp bệnh nhân có thể tự tin hơn trong giao tiếp.


trám răng thẩm mỹ


Hiện nay có hai kỹ thuật trám răng thẩm mỹ chính là trám răng trực tiếp với vật liệu composite hoặc trám gián tiếp Inlay/Onlay. Mỗi kỹ thuật trám có những ưu điểm riêng và ứng dụng trong mỗi trường hợp là khác nhau.


Kỹ thuật trám thẩm mỹ composite


Trám thẩm mỹ composite là kỹ thuật trám trực tiếp tức là sử dụng vật liệu trám bít trực tiếp lên răng thật và vết trám đông cứng nhanh chóng sau đó mà không mất thời gian chờ đợi. Kỹ thuật trám này được áp dụng chủ yếu do trám thẩm mỹ răng cửa hoặc những vị trí răng dễ quan sát bên ngoài.


Đặc điểm của trám composite


Vật liệu trám răng có màu sắc như răng thật, độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, không gây độc hại cho cơ thể. Chính bởi những đặc điểm này mà sau khi trám răng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai tốt.



Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 4


Tuy nhiên, sau một thời gian bạn có thể sẽ phải đối mặt với chứng hôi miệng do composite bị ngấm nước bọt gây nên. Ngoài ra, composite là một chất nhựa tổng hợp nên có độ giãn nở nếu có tác động nhiệt, nên khi đó men răng và chất liệu đó không có sự tương đồng sẽ dẫn đến tình trạng trượt và bong tách khỏi nhau tạo nên những kẽ hở. Do đó, xét về lâu dài thì hàn trám trực tiếp có độ bền không được cao, thường duy trì trong khoảng từ 2-3 năm, sau đó bạn cần tới gặp nha sỹ để hàn trám lại.


Trám composite được thực hiện như thế nào?


Thao tác trám composite khá đơn giản và hoàn thành chỉ sau 15-20 phút nếu nha sỹ thao tác tốt với sự hỗ trợ của kỹ thuật tân tiến. Vật liệu composite sẽ được đưa lên răng thông qua dụng cụ chuyên biệt và nha sỹ sẽ tiến hành tạo hình cho răng sao cho đẹp mặt trong tương quan với các răng khác trên cung hàm.


Chất kết dính sẽ được định hình dưới ánh sáng Laser Er (Công nghệ Laser Tech) thông qua phản ứng quang trùng hợp. Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 đặc dụng, thích hợp cho tương tác giữa các chất liệu trám răng nhân tạo với bề mặt răng sinh lý diễn ra tương khớp, loại trừ được tất cả những sai khác mà phương pháp trám thông thường dễ mắc phải.


Vật liệu composite ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40s và có độ bền chắc gần như răng thật, đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường. Nếu như với trám bạc bạn cần có thời gian chờ đợi cho vết trám bền chắc thì trám với composite, vết trám sẽ đông cứng nhanh chóng và bạn có thể ăn nhai ngay sau đó. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền thì tốt nên tránh các thức ăn quá cứng, dai hay thực phẩm sậm màu. Đây là kỹ thuật trám răng thẩm mỹ đơn giản và mang lại hiệu quả khá nhanh và chi phí tiết kiệm.


Kỹ thuật trám gián tiếp Inlay/Onlay


Đây là kỹ thuật trám thẩm mỹ theo cách gián tiếp, tức là nha sỹ sẽ chế tạo miếng trám theo dấu hàm của bạn và gắn trở lại chỗ răng vỡ mẻ sau khi hoàn thành miếng trám. Trước đó, việc tạo hình xoang trám và lấy dấu răng khá quan trọng nhằm có được những thông số kỹ thuật chính xác giúp ích cho việc chế tạo được chuẩn. Về cơ bản, trám gián tiếp khá tương đồng với bọc sứ nhưng không có thao tác mài cùi và miếng trám chỉ trám phủ lên chỗ răng xấu, răng sâu mà không bọc chụp toàn bộ răng.


Với công nghệ trám thẩm mỹ bằng sứ CT 5 chiều được ứng dụng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền chắc, duy trì ăn nhai hàng chục năm mà không bị bong bật như cách trám trực tiếp.


Khác với trám trực tiếp, thao tác trám hoàn thành nhanh chóng, trám Inlay/Onlay cần gặp nha sỹ để thực hiện thăm khám và lấy dấu răng, tiếp theo sẽ gắn miếng trám lên răng. Mức chi phí cho hàn gián tiếp cũng cao hơn nhưng xét về lâu dài thì độ bền chắc cao hơn rất nhiều lần.


Tuy nhiên, có một lưu ý ở đây là hàn gián tiếp chỉ được thực hiện chính với những xoang trám lớn như xoang hàm mà hầu như không áp dụng cho răng cửa, răng nanh.
 

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật trám răng thẩm mỹ, bạn có thể liên hệ với Nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn chi tiết. 


Triệu chứng của mọc răng khôn là kiến thức hết sức quan trọng bạn cần phải biết phải đảm bảo sức khỏe răng miệng cho mình. Nếu bạn chưa rõ về vấn đề này thì bài viết sau đây sẽ tổng hợp giúp bạn những dấu hiệu nhận biết khi răng khôn mọc.

triệu chứng của mọc răng khôn
triệu chứng của mọc răng khôn

Dấu hiện nhận biết mọc răng khôn

1. Đau nhức

Khi những chiếc răng khôn bắt đầu đội nướu để nhú lên thì cũng là lúc những cơn đau bắt đầu hoành hành. Những cơn đau này sẽ càng dữ dội và kéo dài khi răng phát triển. Bởi vì thời gian mọc một chiếc răng khôn có thể kéo dài đến vài năm nên để không bị những cơn đau quấy rối, bạn nên có liệu pháp chuẩn bị phù hợp và kịp thời để đối phó với chúng. Nếu cảm thấy cơn đau lan sang những răng khác thì có thể chiếc răng khôn của bạn đang bị mọc lệch.Ngoài ra cũng có trường hợp đau răng khôn khi mang thai vô cùng nguy hiểm.

2. Nướu sưng tấy

Những người đang mọc răng khôn cũng thường xuyên gặp cảnh lợi sưng phồng, đau nhức, tấy đỏ. Đó là do phần nướu của người trưởng thành vốn đã phát triển vững chắc, khi răng mọc lên, nướu sẽ phải giãn ra và phồng lên. Đến một giới hạn nhất định, nướu sẽ bị sưng đau do căng tức. Hơn thế nữa, phần nướu sưng này không chỉ ở bên dưới răng mà còn phát triển sang các răng bên cạnh. Đến khi răng phát triển ổn định thì nướu mới trở lại bình thường. 

3. Sốt nhẹ

Đôi khi những cơn đau do răng khôn gây ra cũng có thể gây sốt tuy nhiên những cơn sốt này thường nhẹ và không kéo dài lâu. Nguyên nhân là do nhiệt độ cơ thể có chiều hướng tăng lên khi răng khôn mọc, đồng thời cảm giác đau nhức khiến bạn trở nên uể oải và mệt mỏi hơn giống như khi bị sốt. Nếu cảm thấy khó chịu vì những cơn sốt mọc răng khôn, bạn có thể uống thuốc giảm đau hoặc hạ sốt.

4. Cơ hàm không linh hoạt

Bạn sẽ cảm thấy cơ hàm của mình nặng nề và kém linh hoạt hơn, đặc biệt khi nhai. Cơn đau sẽ lên tới đỉnh điểm khi bạn không thể hám miệng to được để nhai và nuốt. 

Cách hạn chế cơn đau do mọc răng khôn

1. Giữ răng miệng sạch sẽ

Sự đau nhức sẽ khiến bạn lười không muốn làm sạch răng miệng. Tuy nhiên, đây là thời điểm rất dễ bị nhiễm trùng dẫn đến cơn đau sẽ càng tồi tệ hơn. Vì thế bạn có thể làm sạch răng miệng bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý thường xuyên trong ngày.Tìm hiểu kĩ hơn về cách tri rang lung lay hiệu quả.

2. Giảm đau bằng tỏi 

Dùng 1 nhánh tỏi đập dập + 1 chén nước nhỏ + 1 ít muối sau đó hòa tan vào với nhau. Dùng dung dịch này thấm lên vùng bị đau sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt.

3. Chườm đá lạnh

Bạn cũng có thể lấy một viên đá lạnh bọc vào một cái khăn rồi áp lên vùng mu bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ cũng có tác dụng giảm đau vì đây là nơi dây thần kinh tác dụng lên não, giúp ngăn chặn cơn đau.

Hy vọng sau những gợi ý trên đây có thể giúp bạn dễ dàng nhận biết khi cơ thể mình có những triệu chứng của mọc răng khôn. Bạn có thể truy cập vào đường dẫn http://nhorangkhon.net/ để tìm hiểu thêm một số kiến thức quan trọng khác để chăm sóc tốt cho răng miệng của mình.

↑このページのトップヘ